Trong cuộc sống, chắc các bạn đã từng nghe câu 'Mất bò mới lo làm chuồng'. Ý nghĩa của câu thành ngữ này là gì? Mời các bạn tham khảo phần giải nghĩa dưới đây.Câu thành ngữ “Mất bò mới lo làm chuồng” chỉ kẻ không biết lo liệu đề phòng trước, để việc hỏng rồi mới ứng cứu, lo liệu phòng thân. Cũng hàm ý chỉ kẻ dốt nát.
Chuyện kể:
Nhà kia tích cóp mua được con bò đẹp, ưng lắm, chăm bẵm suốt ngày. Tối đến, chủ nhà dắt bò buộc vào gốc tre cạnh nhà. Thằng trộm mấy lần rình, đợi khi cả nhà ngủ say, nó tháo dây thừng dắt bò đi mất. Sáng ra ngủ dậy không thấy bò đâu, nhà kia tức lắm. Người hàng xóm sang chơi thấy vậy bảo:
- Chẳng là bác không có chuồng để ngăn kẻ trộm, chứ buộc vào gốc tre thì nó dắt mất là phải.
Nhà kia nghe ra cho là phải, bèn đi mua cột cây về dựng giữa vườn một cái chuồng bò. Vừa làm anh ta vừa nói:
- Phen này thì thằng trộm kia đó mà dắt được bò của ông đi.
Người hàng xóm sang, cả cười:
- Bác mất bò rồi thì làm chuồng làm gì cho phí công, phí của.
Người mất bò lúc ấy mới mới ngớ ra mình làm gì còn bò nữa mà làm chuồng, đành lại dỡ xuống. (1)
Chuyện như bịa nhưng vẫn có trong cuộc sống. Ở đời nhiều người vẫn chẳng phòng xa, khi hỏng việc, cháy nhà, vỡ nợ, sụt cầu hoặc mất của rồi mới có ý đề phòng cẩn thận, lúc ấy, mọi sự đã trỏ nên quá muộn. Chả trách dân gian mới có câu “Cháy nhà mới đi tìm nước”, “Mất bò mới lo làm chuồng” là vậy.
Chuyện như bịa nhưng vẫn có trong cuộc sống. Ở đời nhiều người vẫn chẳng phòng xa, khi hỏng việc, cháy nhà, vỡ nợ, sụt cầu hoặc mất của rồi mới có ý đề phòng cẩn thận, lúc ấy, mọi sự đã trỏ nên quá muộn. Chả trách dân gian mới có câu “Cháy nhà mới đi tìm nước”, “Mất bò mới lo làm chuồng” là vậy.
Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn
(1) Theo “Truyện cổ nước Nam” Ông Như Nguyễn Văn Học – NXB Văn học, 2003
(1) Theo “Truyện cổ nước Nam” Ông Như Nguyễn Văn Học – NXB Văn học, 2003
------------
Thành ngữ Việt Nam có câu “Mất bò mới lo làm chuồng”, chỉ những trường hợp không biết lo xa, không phòng bị trước, đến khi chuyện xảy ra gây hậu họa mới vội vàng tìm cách đề phòng. Còn người Trung Quốc lại nói: “Mất dê mới lo làm chuồng” (tiếng Hán là “Vong dương bổ lao”). Chuyện kể rằng, ngày xưa ở Trung Quốc có người nuôi một đàn dê. Một buổi sáng ông phát hiện trong đàn thiếu một con. Sau khi xem xét thấy chuồng dê thủng một lỗ nên ban đêm chó sói chui vào bắt dê. Hàng xóm khuyên làm lại chuồng nhưng ông ta không nghe và còn nói rằng đằng nào cũng mất dê rồi, sửa chuồng làm gì nữa? Sáng hôm sau, ông ta lại bị mất dê tiếp, lúc ấy ông ta mới vội lo đi làm chuồng!
Thời Chiến Quốc, Sở Tương Vương chỉ nghe gian thần, suốt ngày hoan lạc mà không ngó ngàng đến quốc gia đại sự khiến đất nước ngày càng suy yếu. Lão thần Trang Tân không đành lòng nhìn thấy nước Sở như vậy đã khuyên vua bỏ lạc thú, đuổi gian thần để lo chính sự. Sở Tương Vương không những không nghe lời can gián của Trang Tân mà còn mắng nhiếc ông thậm tệ và đuổi đi. Trang Tân bèn đem gia quyến chạy sang nước Triệu. Một thời gian sau, nước Tần đem quân đánh nước Sở đến nỗi Sở Tương Vương phải chạy đến tận Dương Thành. Lúc bình tâm nghĩ lại và nhớ đến lời can gián của Trang Tân, Sở Tương Vương vô cùng hối hận, bèn cho người tìm Trang Tân về. Trang Tân thấy vua có ý hối cải mới kể câu chuyện người nuôi dê nói trên và phân tích sai lầm của Sở Tương Vương. Cũng may Vua nghe xong tỉnh ngộ, kịp thời khắc phục sai lầm và tập trung chấn hưng đất nước.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét