![]() |
Người bệnh cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khi bị đau mắt đỏ |
Đau mắt đỏ thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt bắn ra trong không khí, khi bắt tay, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, khăn tay, chậu rửa mặt, điện thoại... Ngoài ra, đau mắt đỏ còn lây lan qua các vật trung gian như ruồi, nhặng…
Những điều cần kiêng kỵ khi bị đau mắt đỏ
- Hạn chế đến các nơi đông người như bệnh viện, các khu vui chơi công cộng, đặc biệt là không đi bơi để tránh lây lan cho cộng đồng.
- Tránh dụi tay vào mắt, sờ vào mũi, miệng.
- Hạn chế xem vô tuyến, màn hình máy tính hoặc nhìn vào gương quá lâu.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng chói chang hoặc ánh sáng quá mạnh.
- Tránh bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.
- Khi đi ra ngoài phải đeo kính chống nắng nhằm tránh môi trường bụi, bẩn, các tia bức xạ....
- Cần nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh.
- Hạn chế hút thuốc lá trong thời gian bị đau mắt đỏ (Nicotin tác động vào hệ thần kinh, giảm khả năng điều tiết và nhìn rõ của mắt)…
- Không nên ăn các chất tanh của hải sản như: cá, mực, tôm, cua....vì những thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng đau mắt đỏ ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Kiêng các gia vị cay, nóng, các loại thực phẩm như tỏi, ớt, hành, hẹ.... sẽ gây cảm giác rát, cay nóng cho mắt dẫn đến tình trạng làm mắt đỏ hơn.
- Hạn chế ăn những thực phẩm giàu tinh bột, chứa nhiều đường không tốt cho bệnh đau mắt đỏ.
- Không nên uống rượu bia vì đây là các chất kích thích có thể làm giảm tầm nhìn, giảm khả nặng nhận biết nhạy bén của mắt xuống một cách đáng kể và khiến cho bệnh càng nặng hơn.
- Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc uống kháng sinh, thuốc chống phù nề…khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý dùng lá cây trầu, lá dâu... để xông mắt và đắp mắt theo cách chữa trị dân gian (cần tham khảo ý kiến của bác sỹ khi chữa bệnh bằng phương pháp này) vì có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc và sưng nề hơn.
Hồng Anh (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét