Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Bí ẩn dấu vân tay không mờ của người lính cứu hỏa

Hàng thập kỷ nay, những người lính cứu hỏa ở Cục cứu hỏa Chicago luôn chú ý tới một dấu vân tay kỳ lạ trên khung cửa sổ. Nó không hề bị phai mờ dù đã dùng mọi biện pháp lau rửa… Câu chuyện về dấu vân tay kỳ lạ này là về một người lính cứu hỏa quả cảm đã hy sinh thân mình trong khi làm nhiệm vụ.

Cận kề cái chết
Ngày 18/4/1924 là một ngày làm việc bình thường tại Cục cứu hỏa Chicago. Lúc này, lính cứu hỏa Francis Leavy đang lau một ô cửa sổ. Cả buổi sáng anh đều buồn bã một cách bí ẩn. Không trò chuyện, không mỉm cười thân thiện với đồng nghiệp như mọi ngày. Chỉ có bầu không khí u ám, chết chóc bao quanh anh.
Dấu tay được cho là của Francis tại Cục cứu hỏa Chicago
Đột nhiên, Francis nói với mọi người về dự cảm mình sẽ chết trong ngày hôm đó. Các đồng nghiệp ngay lập tức cười phá lên và cho rằng Francis đang hoang tưởng do mệt mỏi quá mức. Nhưng họ đã lầm…

Thảm kịch diễn ra
Chuông điện thoại báo cháy bắt đầu reo thông báo về một đám lửa lớn đang bùng phát tại Curran Hall, một tòa nhà 4 tầng cách Cục cứu hỏa vài dãy phố.
Hiện trường vụ cháy khiến Francis Leavy thiệt mạng
Những người lính cứu hỏa ngay lập tức có mặt và chiến đấu với ngọn lửa từ hai phía của tòa nhà. Trên tầng, những nạn nhân vẫn còn đang mắc kẹt và rơi vào tình trạng thiếu oxy do ngạt khói. Lính cứu hỏa ngay lập tức dùng thang tiếp cận và giải cứu được một số người. Tuy nhiên, ngọn lửa bắt đầu lan rộng một cách bí ẩn xuống các tầng dưới khiến cho cả tòa nhà chìm trong biển lửa, phần mái và các bức tường lần lượt sập xuống, mọi người lần lượt thiệt mạng do rơi từ trên cao, trong đó có Francis Leavy.

Dấu tay bí ẩn
Sau vụ tai nạn, có rất nhiều người thiệt mạng, những người còn sống cũng bị chấn thương nặng. Nguyên do của vụ cháy sau này được điều tra là do phóng hỏa. Một doanh nghiệp nhỏ ở tầng dưới tòa nhà đã phóng hỏa để che giấu các gian lận về tiền bảo hiểm.
Người ta đã cố gắng xóa dấu tay của Francis trên kính nhưng không được
Vụ việc tưởng như đã khép lại nhưng kỳ lạ thay, sáng hôm sau những người lính cứu hỏa đã tìm thấy một dấu tay trên ô cửa sổ mà Leavy đã lau ngày hôm trước. Những đồng nghiệp của Leavy đã tìm mọi cách từ thuê người lau cửa kính tới dùng chất tẩy rửa cực mạnh nhưng dấu vân tay của Leavy vẫn còn lại. Sau cùng, những người lính cứu hỏa quyết định rằng sẽ giữ lại dấu tay như một kỷ niệm để tưởng nhớ Francis Leavy. Không may là vào ngày 18/4/1944, đúng 20 năm sau ngày Leavy qua đời, một cậu bé giao báo đã ném báo vào ô cửa sổ làm vỡ ô kính, xóa bỏ dấu vân tay ám ảnh bấy lâu.
Theo ANTĐ/ Historicmysteries

Xem thêm bài:

Kỹ thuật mới phát hiện dấu vân tay trên giấy ướt

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Hebrew (HU) tại Jerusalem, Israel đã tìm ra một phương pháp mới phát hiện dấu vân tay cả trên giấy ướt, công việc mà công nghệ trước đây khó thực hiện được.

Thông thường, khi các nhà điều tra muốn tìm dấu vân tay trên giấy, họ thường dùng kỹ thuật rắc các hạt nano vàng lên bề mặt giấy, các hạt vàng sẽ dính vào các axit amin trong mô hôi tay còn sót lại làm hiện các dấu vân tay. Sau đó họ tiếp tục sử dụng các hạt nano bạc để làm nổi hình ảnh dấu vân tay.
Bằng cách sử dụng chất béo và kỹ thuật tương phản đen trắng, phương pháp mới
giúp hiển thị dấu vân tay rõ ràng hơn ngay cả trong môi trường giấy ướt. (Ảnh: Gizmag)
Tuy nhiên, hình ảnh thu được với độ tương phản rất thấp. Để khắc phục những hạn chế này, nhóm nghiên cứu Viện Hóa học thuộc HU đã thay thế bằng phương pháp mới đã làm cho giấy được rắc vàng chuyển sang màu đen, làm nổi bật các đường vân tay bằng màu trắng. Nhờ có sự tương phản trắng và đen mà hình dấu vân tay hiện lên rõ hơn.

Do phương pháp chỉ sử dụng các bã nhờn (một chất dầu tiết ra bởi các tuyến bã nhờn giúp ngăn ngừa tóc và da không bị khô) từ các dấu vân tay chứ không dựa vào axit amin trong mồ hôi-chất dễ bị biến mất khi giấy ướt, nên kỹ thuật mới có thể giúp cảnh sát truy tìm dấu vân tay ngay cả khi các giấy tờ đã bị ướt. Do chất béo không bị nước rửa sạch.

Phương pháp mới lấy dấu vân tay đã được trình bày bằng tiếng Anh trên Tạp chí Angewandte Chemie của Hội hóa học Đức.
Theo: Báo Đất Việt/Gizmag


Kỳ lạ loài động vật có dấu vân tay giống con người

Thực tế là dấu vân tay của gấu túi giống con người tới mức kính hiển vi điện tử quét SEM cũng khó có thể phân biệt được.

Các nhà khoa học cho rằng các đặc điểm trên đầu ngón tay của gấu túi đã phát triển chủ yếu trong giai đoạn tiến hóa gần đây của chúng, bởi họ hàng gần của loài này như chuột túi hay kangaroo đều không có dấu vân tay.

Trong nhiều thập kỉ qua, các nhà giải phẫu học đã tranh cãi quyết liệt về mục đích của việc ngón tay có dấu vân tay. Theo nhóm nhà giải phẫu tại Đại học Adelaide (Úc), vân tay được hình thành do cách chúng ta cầm nắm. Và ở gấu túi cũng vậy.
Trên: Dấu vân tay của gấu trúc trưởng thành (bên trái) và người
trưởng thành (bên phải) Dưới: Hình ảnh qua máy quét của
dấu vân tay gấu trúc (bên trái) và dấu vân tay người (bên phải)
“Gấu túi kiếm ăn bằng cách dùng tay bám đề leo trèo dọc trên các nhánh nhỏ của cây bạch đàn, với tay ra vặt lá rồi đưa vào mồm”.

“Vì thế, cách giải thích tốt nhất cho nguồn gốc của dấu vân tay là sự thích ứng về mặt cơ sinh học để cầm nắm đồ vật. Hoạt động này đã sản sinh ra các tác động cơ học đa chiều lên da, khiến các cấu trúc trên da được hình thành một cách có trật tự",
một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Adelaide nhận định.
Theo: Bee  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét